Luật đá luân lưu là những giây phút căng thẳng nhất trong trận đấu. Khi diễn ra loạt đá này, không khí căng thẳng thường bao trùm lên sân thi đấu, nghẹt thở và cực kỳ hồi hộp. Cùng Bongdanet tìm hiểu những thông tin chi tiết về hình thức đá phạt trong bóng đá này.
Luật đá luân lưu là gì?
Luật đá luân lưu là một loạt các cú sút penalty được thực hiện sau khi kết thúc 2 hiệp đá phụ 20 phút mà cả hai đội vẫn đang có tỷ số hòa. Trong một vài trận đấu, không áp dụng đá hiệp phụ mà sẽ sử dụng luật đá luân lưu luôn trong trận đấu.
Luật đá luân lưu giống như cú đá phạt đền trong trận đấu. Sẽ được thực hiện bởi thủ môn và 1 cầu thủ của đội còn lại. Luật đá luân lưu sẽ gồm 5 trái đá cho mỗi đội, được đá xen kẽ. Đội nào có số lượt sút vào lưới nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng.
Tuy nhiên, kết quả bóng đá của luật đá luân lưu này sẽ không tính vào số bàn thắng được ghi trên toàn trận. Đây được cho là luật đá đau não nhất trong bóng đá. Bởi nó cực kỳ căng thẳng và tạo sức ép tương đối lớn.
Những cầu thủ nào được tham gia luật đá luân lưu
Điều kiện để có thể tham gia luật đá luân lưu là những cầu thủ buộc phải có mặt trên sân khi hiệp phụ kết thúc. Thì mới đủ điều kiện tham gia lượt đá luân lưu. Những cầu thủ bị loại khỏi trận trước sẽ không được phép thi đấu đá luân lưu.
Mỗi đội sẽ thực hiện đá 5 quả với 5 cầu thủ khác nhau của đội đó. Vì luật đá luân lưu sẽ tính xem đội nào vào lưới nhiều nhất nên giả dụ đội A đã đá vào 3 trái, trong khi đội B đá trượt cả 3 trước đó. Thì luật đá luân lưu lập tức dừng lại và có thể phân định thắng thua luôn.
Luật đá luân lưu – Những quy định chi tiết
Việc đá trước/sau sẽ được quy định nhờ việc tung đồng xu. Quy định trong lượt đá luân lưu sẽ gồm:
- Mỗi đội cử ra 5 đồng đội để đá luân phiên cho 5 cú sút.Thứ tự thực hiện sẽ do đội đó tự quyết định.
- 5 cầu thủ được ra sân trong luật đá luân lưu là 5 cầu thủ còn có mặt trên sân ở hiệp cuối.
- Mỗi cú đá sẽ được thực hiện 1 lần duy nhất mà thôi.
- Chỉ cần còn là cầu thủ trên sân thì có thể đóng vai trò là thủ môn.
- Những cầu thủ còn lại khi không thực hiện đá luân lưu sẽ phải đứng ở vòng tròn giữa sân và không được chạm vào bóng.
- Các cú sút luân lưu sẽ được đá cách cầu môn 11m.
- Luật đá luân lưu sẽ dừng lại lập tức trong trường hợp tỷ số cách biệt và không có khả năng san bằng nữa.
- Luật đá luân lưu bao gồm 5 bàn thắng, nhưng nếu sau 5 bàn thắng vẫn không có tỷ lệ chênh lệch thì sẽ tiếp tục thực hiện các cú sút cho đến khi có chênh lệch thì thôi.

Tần suất xuất hiện của các loạt đá luân lưu
Thông thường, đá luân lưu thường xuất hiện ở những trận đấu có sức chiến căng thẳng. Càng ở những trận quốc tế khi mà sức ép lên cả 2 đội dồn vào thì các cú đá cũng sẽ chặt chẽ hơn. Do đó, thường sẽ có đá luân lưu ở các trận đấu lớn.
Đặc biệt, các lượt đá luân lưu thường xuyên xảy ra ở World Cup, duy nhất năm 1978 là không có trận luân lưu nào diễn ra. Các cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ trụ có tâm lý ổn định và có những cút sút chính xác nên thường được chọn để thức hiện các quả phạt đền.
Mọi người thường nghĩ các luật đá luân lưu này khá dễ thực hiện, tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy. Mặc dù không có hậu vệ cả đường, chỉ có duy nhất thủ môn và khung thành trước mắt. Tuy nhiên, vì lúc này cả cầu thủ đá luân lưu và thủ môn đều tập trung 100% cũng như chịu sức ép rất lớn. Nên cũng rất khó để ghi được bàn thắng.

Theo thống kê của Instant năm 2009, có khoảng 75,5% các cú sút phạt đền được thực hiện thành công. Đồng nghĩa với 17,5 cú sút luân lưu bị cản phá. 7% các cú sút không trúng sẽ vào khung thành, xà ngang, cột dọc.
Những cái tên nổi bật có những cú đá luân lưu xuất thần phải kể đến là Wojciech Szczesny, Thibaut Courtois, Jordan Pickford. Trên đây là những thông tin về luật đá luân lưu, cũng như các quy định để có thể tham gia đá luân lưu khi thi đấu.