Nếu là fan hâm mộ của bóng đá chắc hẳn bạn sẽ biết đến Hooligan, thuật ngữ tiếng Anh dành để ám chỉ các cầu thủ quá khích. Vấn nạn này hiện đang gây nhức nhối dư luận và chưa có cách để phòng trừ toàn diện nhất. Trong bài viết dưới này, hãy cùng Bongdanetvn chúng tôi khám phá chi tiết nguồn gốc và một vài sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, để lại vết nhơ cho lịch sử túc cầu thế giới.
Hooligan là gì?
Hooligan là một thuật ngữ tiếng Anh để ám chỉ nhóm người cổ động có hành động quá khích bạo lực như đốt pháo sáng, ném chai, đồ vật vào cầu thủ, fan hâm mộ, trọng tài,….
Hooligan có thể dùng để ám chỉ nhóm người hoặc cá nhân quá khích tại các giải đấu lớn, nhỏ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vấn nạn này xuất hiện đầu tiên tại Anh và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Các hành động quá khích này hiện cũng đã xuất hiện ở Việt Nam và một số nước khu vực Đông Nam Á. Thậm chí đã có rất nhiều trận đấu buộc phải dừng lại do ảnh hưởng nghiêm trọng, gây mất trật tự đám đông.

Nguồn gốc và các vụ Hooligan ngán ngẩm trên thế giới
Hooligan là thuật ngữ tiếng Anh dùng để ám chỉ các hành động tiêu cực, quá khích xuất hiện lần đầu tiên tại Anh ở thế kỷ 14. Tuy nhiên đến cuối thập niên 80 của TK 19 vấn nạn này mới thực sự trở nên nhức nhối, thậm chí vua Edward đã phải cấm bóng đá để tránh việc xảy ra bạo loạn xã hội.
Tại sân Heysel ngày 29/5/1985 khi Liverpool và Juventus đang thi đấu rất căng thẳng, hồi hộp thì bị gián đoạn bởi các cổ động viên quá khích gây ra thảm kịch đáng tiếc.

Khi các khán giả ngồi kín khán đài Z, nơi mà cổ động viên trung lập Bỉ và nhiều nhóm đối đầu Juventus tụ họp. Trước khi bước vào trận đấu chính thức, hooligan đã phá hàng rào và tấn công người Ý bằng các gậy, dao,… Chưa dừng lại ở đó, nhóm người này còn khiến bức tường khán đài sụp đổ, và bởi số lượng fan hâm mộ bóng đá quá đông nên cảnh sát không thể ngăn cản.
Tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti ngày 6/12/1976 khi đội chủ nhà đối đầu với Cuba ở vòng loại World Cup. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì xảy ra nếu cổ động viên đội khách bất ngờ sử dụng pháo sáng đốt ăn mừng bàn thắng. Mọi người xung quanh hiểu lầm đó là tiếng súng nên đã lao ra tấn công nhân viên an ninh.
Hậu quả của hành động Hooligan
Tệ hơn khi 1 quân nhân đã lỡ tay cướp cò khiến 2 đứa trẻ thiệt mạng. Chưa dừng lại ở đó do đám đông hoảng loạn đã có thêm 4 người chết. Thảm họa này xảy ra vô cùng đáng tiếc bởi chỉ với 1 màn ăn mừng tưởng chừng rất bình thường lại có thể khiến cho kết cục đáng buồn đến vậy.
Có thể nói vụ bạo loạn tháng 5 năm đó khiến cho 376 người bị thương và 39 người xấu số thiệt mại. Tuy nhiên trận đấu không bị dừng lại mà chỉ bị trì hoãn 1 tiếng mà thôi.
Thảm họa Hooligan còn xuất hiện ở Hillsborough vào 15/4/1989 khiến 96 người chết, điểm đặc biệt là tất cả nạn nhân đều là fans hâm mộ Liverpool. Quá đáng hơn khi thảm kịch xảy ra, cảnh sát chối bỏ mọi trách nhiệm và đổ lỗi tất cả do cổ động viên quá khích, chen lấn khiến bức tường khán đài phía Leppings đổ sập.
Hooligan tại Việt Nam – Vấn nạn khó giải quyết
Việt Nam cũng không nằm ngoài vấn nạn Hooligan, sự cố năm 2008 ghi nhận trường hợp đốt pháo sáng của các cổ động viên Hải Phòng tại sân Lạch Tray.
Một vài vụ ẩu đả với lực lượng an ninh tại sân Hàng Đẫy, Vinh sau đó xảy ra đều đã được lực lượng chức năng can thiệp và nhận án phạt thích đáng.
Theo ban tổ chức V – League thống kê hàng năm có khoảng 30 án phạt lớn – nhỏ được thi hành vì các hành động gây rối khán đài. Một số cổ động viên còn thực hiện đe dọa trọng tài ngay trên sân thi đấu, khiến họ phải thay đổi phán quyết đã ra trước đó.

Tại AFF Cup 2016 khi đội tuyển Việt Nam thi đấu với Indonesia các cổ động viên nước ta đã ném vỡ cửa kính xe bus chở cầu thủ đội bạn. Sự kiện này được xem như vết nhơ xấu hổ nhất thể thao nước nhà trong mắt bạn bè Quốc tế.
Hooligan là một trong những vấn nạn không chỉ của bóng đá Việt Nam mà còn là cả thế giới. Mong rằng trong tương lai sẽ có nhiều bộ luật bóng đá cũng như ban an ninh làm việc chặt chẽ hơn không để xảy ra các tình trạng đáng tiếc như trước đây.